Tin Du Học Các Nước

Có nên bảo lưu đại học để đi du học không?

Sinh viên có nên bảo lưu đại học để đi du học hay không? Việc này còn phải tuỳ thuộc vào thời gian bạn đi du học và quy định riêng của từng trường Đại học.

có nên bảo lưu đại học để đi du học không

Có nên bảo lưu kết quả học tập Đại học để đi du học hay không?

Cần tách bạch khái niệm tạm thời nghỉ học và thôi học

Quy chế đào tạo đại học (ĐH) hiện hành (ban hành qua Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT) đưa ra hai khái niệm. Với người học đã trúng tuyển và theo học tại trường ĐH gồm: tạm nghỉ học, thôi học.

Với trường hợp nghỉ học tạm thời, người đó vẫn là sinh viên (SV) của trường. Nên phải có thời hạn nhất định chứ trường ĐH không thể quản lý SV suốt đời được. Quy chế quy định: “Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 5 điều 2 của quy chế này”. Khoản 5 điều 2 là: “Thời gian tối đa để SV hoàn thành khóa học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo. Nhưng không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo”.

Còn thôi học thì người học không còn là SV của trường nữa. Nếu muốn quay trở lại, người học phải chứng tỏ vẫn đáp ứng được điều kiện đầu vào. Phải cạnh tranh với những thí sinh khác nếu tuyển sinh chương trình đào tạo có cạnh tranh, đó là chuyện hiển nhiên.

Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Mới đây nhất, thông tư ban hành quy chế đào tạo trình độ ĐH có hiệu lực từ 3.5.2021. Quy định thời gian tối đa để SV hoàn thành khóa học không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa đối với mỗi hình thức đào tạo. Chẳng hạn chương trình học là 4 năm thì sinh viên có tối đa 8 năm để hoàn thành.

Quy chế đào tạo ĐH cho phép các trường ĐH được chủ động. Quy chế không hạn chế khả năng quay trở lại học của người học. Người học đã thôi học, sau đó muốn quay lại học thì phải tham gia quy trình tuyển sinh.

Trường phải xem năng lực của người học ở thời điểm quay lại học. Liệu có phù hợp với chương trình đào tạo. Trường phải lựa chọn thí sinh để tuyển. Còn trường nào không có cạnh tranh cao về đầu vào, trường sẽ đưa ra yêu cầu nhẹ nhàng. Quan trọng là phải đưa ra tiêu chí để người học đáp ứng được yêu cầu đầu vào của chương trình thời điểm hiện tại.

Quy chế quy định việc công nhận kết quả thì trường ĐH hoàn toàn được chủ động. Thậm chí, trong trường hợp người học quay lại học ngành khác với ngành họ đã học cách đây mấy chục năm của cùng một trường. Trường có thể xem xét để công nhận các nội dung họ đã học từ cách đây mấy chục năm.

Ngược lại, nếu trường thấy có thể công nhận cả những kiến thức kỹ năng mà người học đã tích lũy được trong thời gian đi làm (chứ không chỉ là thời gian học trong trường). Đặc biệt là với các nội dung liên quan tới thực hành, làm thí nghiệm, thực tập…. Các trường có thể thẩm định, thấy đạt yêu cầu thì công nhận.

Thời hạn bảo lưu kết quả học tập tối đa của sinh viên

Theo đó, thời gian bảo lưu kết quả học tập của sinh viên không được quá 02 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá.

Ví dụ như chương trình đại học trung bình từ 03 đến 05 năm. Nên theo quy định trên thì thời gian bảo lưu kết quả học tập tối đa là 02 năm.

thời gian bảo lưu kết quả học tập của sinh viên

Quy định về thời hạn bảo lưu kết quả học tập tối đa của sinh viên

Hồ sơ bảo lưu kết quả học tập

Vấn đề về hồ sơ xin bảo lưu kết quả học tập thì pháp luật không quy định. Nên các giấy tờ cần thiết sẽ thực hiện tùy theo quy định của từng trường.

Thông thường, sinh viên muốn xin bảo lưu kết quả học tập thì thường chuẩn bị hồ sơ như sau:

– Đơn xin nghỉ học tạm thời;

– Biên lai nộp học phí hoặc xác nhận nộp tài chính trong thời gian học tập tại trường;

– Các giấy tờ minh chứng lý do xin nghỉ. Như: Giấy xác nhận bệnh viện, Giấy điều động vào lực lượng vũ trang…;

Trên đây là những thông tin về việc bảo lưu đại học để đi du học. Để được kết quả chính xác nhất, sinh viên cần liên hệ với phòng Quản lý đào tạo hay phòng công tác sinh viên để được hướng dẫn. Theo dõi kinh nghiệm du học các nước trên Website Tin du học.