Mỹ là quốc gia có nền giáo dục chất lượng hàng đầu được cả thế giới công nhận. Là điểm đến mà hàng triệu du học sinh trên toàn thế giới hướng tới mỗi năm. Vậy đâu là lý do mà nền giáo dục Mỹ được nhiều người quan tâm đến thế. So sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam liệu có gì khác biệt?
Hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam có gì khác nhau?
Hệ thống giáo dục Mỹ
Ở Mỹ, học sinh rất ít thi cử. Hầu hết trẻ em đăng ký học mẫu giáo. Các trường được chia thành 3 cấp học:
- Tiểu học: Từ lớp mẫu giáo (5-6 tuổi) đến lớp 5 (10-11 tuổi).
- Trung học cơ sở: Lớp 6 (11-12 tuổi) đến lớp 8 (13-14 tuổi)
- Trung học phổ thông: Lớp 9 (14-15 tuổi) đến lớp 12 (17-18 tuổi)
Ở Mỹ chương trình học khá chung chung để học sinh có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực. Trong 2 năm cuối trung học, học sinh sẽ có cơ hội học thêm các môn học khác yêu thích. Không có các kỳ thi như GCSE hay A-level như ở Anh.
Hệ thống giáo dục của Mỹ
Hệ thống giáo dục ở Mỹ có gì nổi bật?
- Nền giáo dục Mỹ đề cao sự tự tìm tòi khám phá và khác biệt của mỗi cá nhân. Học sinh là người phát biểu và đưa ra ý kiến, thảo luận. Giáo viên hướng dẫn, không áp đặt quan điểm mà chỉ gợi ý tính ưu, khuyết của từng khía cạnh.
- Chương trình học khuyến khích học sinh đưa ra ý kiến của bản thân, khám phá những vấn đề mới. Không cứng nhắc hay theo lối mòn, khiến các em đánh mất sự sáng tạo của chính mình.
- Chương trình học giàu tính trải nghiệm, kích thích tìm kiếm. Đưa ra các góc nhìn khác nhau khi có vấn đề cần giải quyết. Các em cũng vượt trội về sự năng động, tự tin và hòa nhập. Bởi đã được làm quen với kiến thức và kỹ năng cần thiết để xử lý các tình huống khó khăn.
- Một trong những đặc trưng nổi bật của phương pháp giáo dục Mỹ là tôn trọng thực tế. Học sinh được tạo cơ hội trải nghiệm thực tế, không nhồi nhét kiến thức… Giáo viên còn áp dụng chương trình vào thực tế. Tránh lý thuyết suông để giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu.
- Học tập kết hợp với internet, học qua dự án, chủ động xây dựng sự hiểu biết qua tương tác với nhóm bạn. Các em dám tự tin thể hiện mình trước đám đông, được trau dồi khả năng trở thành người lãnh đạo trong tương lai.
>>> Xem thêm: Mỹ đứng thứ 5 trong tổng số các sinh viên quốc tế tại Mỹ
Lớp học tại Mỹ
Sự khác nhau giữa các bậc học của Mỹ và Việt Nam
Mỗi hệ thống giáo dục có chương trình đào tạo riêng biệt, cấp bậc học cũng sẽ khác nhau. Tập trung đặc biệt vào việc phát triển thói quen học tập từ sớm cho trẻ. Dẫn đến việc học nhiều hơn ở cấp bậc học thấp so với hệ thống giáo dục ở Việt Nam.
Mỹ | Việt Nam | |
Tiểu học | 6 năm | 5 năm |
Trung học cơ sở | 3 năm | 4 năm |
Trung học phổ thông | 4 năm | 3 năm |
Cao đẳng | 2 năm | 3 năm |
Đại học | 4 năm | 4-5 năm |
Thạc sĩ | 2 năm | 2 năm |
Tiến sĩ | 3-6 năm | 3- 7 năm |
Các cấp bậc học tại Mỹ sẽ khá khác biệt so với Việt Nam. Vì vậy trước khi quyết định đi du học, học sinh và sinh viên cần xem xét các điểm sau:
Trong quá trình tìm hiểu về các trường học. Nên xem xét một trường phù hợp với trình độ học vấn hiện tại ở Việt Nam.
Cần nắm rõ các yêu cầu tuyển sinh của trường học. Bao gồm điểm số từng môn học và điểm trung bình (GPA). Vì mỗi trường có thể yêu cầu bảng điểm với các tiêu chuẩn riêng biệt.
Mục tiêu giáo dục của hai quốc gia
Mỹ là quốc gia đề cao sự tự do và dân chủ. Luôn đứng đầu trong giáo dục và đào tạo hướng tới sự tự do cá nhân và tôn trọng quyền tự do của người khác. Mục tiêu của hệ thống Mỹ là rèn tính kỉ luật, khuyến khích sáng tạo và phát triển tư duy.
Điều này giúp mỗi cá nhân dễ dàng thích nghi với cuộc sống. Hòa nhập vào một môi trường văn hóa đa dạng. Không bị hạn chế bởi những giới hạn cụ thể.
Mục tiêu giáo dục của Mỹ | Mục tiêu giáo dục của Việt Nam |
Thông qua các bài học, thảo luận và hoạt động, học sinh phát triển bản thân theo 5 năng lực: tự nhận thức, tự quản lý, ra quyết định có trách nhiệm, kỹ năng quan hệ và nhận thức xã hội. | Phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân |
Thúc đẩy hành vi tích cực, nhận thức toàn cầu, khoan dung và trên hết là lòng tốt và sự đồng cảm. | Xây dựng hệ thống giáo dục mở, phục vụ học tập suốt đời, công bằng và bình đẳng, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế. |
Sự khác nhau về nội dung chương trình giảng dạy
Hệ thống giáo dục ở Mỹ khuyến khích các môn học tự chọn. Nội dung thường bao gồm cả kiến thức thực tế và kỹ năng tư duy.
Trong khi nội dung môn học tại Việt Nam thường tập trung vào kiến thức lý thuyết. Và nền giáo dục quy định cụ thể về nội dung chương trình giảng dạy.
Mỹ | Việt Nam |
Mỗi học kỳ bao gồm có 5 môn và mỗi tuần tối thiểu có khoảng 4 bài kiểm tra cho 1 môn học. ( kiểm tra trắc nghiệm trên máy tính) | Đối với 3 cấp bậc tiểu học, trung học, phổ thông thì mỗi học kỳ sẽ có 12 môn học. Mỗi môn sẽ được kiểm tra 2-4 lần/học kỳ |
Khối lượng kiến thức ở mức trung bình, dành nhiều thời gian còn lại cho học sinh trải nghiệm thực tế. | Giáo dục nặng về lý thuyết hàn lâm, học quá nhiều môn, nhiều nội dung không cần thiết trong khi rất thiếu các nội dung, kĩ năng thiết thực. |
Chương trình học từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. | Chương trình học xen kẽ nhau, cơ bản và nâng cao song song với nhau. |
Không phân biệt môn phụ môn chính, đều học và phát triển toàn diện. | Tư duy phân biệt môn chính – môn phụ của giáo viên và học sinh dẫn đến hiện tượng học lệch, học tủ, “nhất bên trọng, nhất bên khinh” |
Trải nghiệm thực hành thực tế song song với lý thuyết được giảng viên dạy. | Ghi chép và học thuộc những kiến thức giáo viên cung cấp theo giáo trình đã định sẵn, từ đó dần mất đi khả năng tư duy độc lập và trí tò mò, sáng tạo sẵn có trong mình |
Sự khác nhau về phương pháp giảng dạy
Mỹ khuyến khích giảng dạy tương tác, thảo luận, và học tập chủ động. Khuyến khích học sinh suy nghĩ và tư duy sáng tạo.
Phương pháp giảng dạy ở Việt Nam thường tập trung vào việc truyền đạt kiến thức từ giáo viên đến học sinh. Học sinh thường là người lắng nghe và học thuộc lòng.
Mỹ | Việt Nam |
Khuyến khích học sinh đưa ra quan điểm của mình để có thể tự tin phát biểu theo cảm nghĩ và tự tin trước đám đông. | Giao nhiều bài tập về nhà cho học sinh, làm hạn hẹp thời gian nghỉ ngơi và thư giãn não bộ của trẻ. |
Học sinh thường có 2 – 4 tiếng mỗi tuần để giải đáp các thắc mắc về bài học tại văn phòng giáo viên. | Khả năng tự học của học sinh còn kém, học sinh cũng phải đi học thêm thì mới theo được. Nếu không sẽ khó bởi thời lượng dạy ở trên lớp không đủ. |
Trong 2 năm đầu sinh viên có thể học 2 ngành song song hoặc có thể thay đổi ngành học dù đã được đăng ký từ trước. | Sinh viên chỉ được chọn 1 lần duy nhất nên rất cận trọng trong việc chọn ngành học, nếu thay đổi bắt buộc phải học lại từ đầu. |
Sinh viên tự chủ động đăng kí lên lịch học thời khóa biểu cho mình, tự sắp xếp thời gian hợp lí. Có thể đăng kí giảng viên mình muốn theo học. | Sinh viên tự đăng kí môn học theo quy định ngành học, nhà trường sẽ lên lịch học cho sinh viên sắp xếp thời gian tham gia. |
Mối quan hệ giữa giảng viên – học sinh
Mỹ | Việt Nam |
Có nhiều cơ hội thảo luận và góp ý trong quá trình học | Nghiêm túc và ít được trao đổi với nhau |
Khuyến khích họ tư duy sáng tạo, thảo luận và tự nghiên cứu | Giáo viên là trọng tâm trong quá trình giảng dạy. Học sinh thường là người lắng nghe và học thuộc lòng kiến thức |
Được tham gia các hoạt động ngoại khóa và hợp tác trong dự án | Giới hạn ở phạm vi lớp học, và học sinh thường có ít cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa |
Trên đầy là tất cả thông tin cần biết về các tiêu chí khi so sánh hệ thống giáo dục Mỹ và Việt Nam. Theo dõi các tin tức mới nhất về hệ thống giáo dục các nước trên Website Tin du học