Đại học Harvard là trường lâu đời nhất của Mỹ, được thành lập năm 1636 tại Cambridge, bang Massachusetts. Trường được mệnh danh là “cái nôi đào tạo ra thiên tài” của nhiều tổng thống Hoa Kỳ. Vì vậy mà tiêu chuẩn vào Đại học Harvard vô cùng khó khăn và nghiêm ngặt.
8 tổng thống Mỹ từng học tại Harvard
4 yếu tố để lựa chọn ứng viên xuất sắc
Một ứng viên có vốn hiểu biết rộng, học ở trường trung học danh tiếng. Có thể ghi điểm trong mắt hội đồng tuyển sinh các đại học Mỹ.
Tại hội thảo du học Mỹ do Tổ chức giáo dục American Study tổ chức chiều 8/10 ở Hà Nội. Ông Trần Đắc Minh Trung, thạc sĩ Giáo dục Đại học Harvard, chuyên gia với 10 năm kinh nghiệm tư vấn tuyển sinh đại học Mỹ. Cho biết các trường thường dựa vào bốn yếu tố để lựa chọn ứng viên xuất sắc. Gồm thành tựu (Achievements), độ sâu (Depth), sự hiểu biết sâu rộng (Breadth) và xu hướng trong thành tích học tập (Patterns).
Thành tựu
Để đánh giá ở khía cạnh này, các đại học sẽ xem xét nhiều yếu tố.
Trước hết là bảng điểm. Qua đó, trường biết ứng viên có học đầy đủ các môn không hay bỏ môn nào, có gap year hay gặp trục trặc gì. Họ cũng xem bản đánh giá của Counselor (người cố vấn, hướng dẫn học sinh ở trường), ở Việt Nam là của giáo viên chủ nhiệm. Để biết học sinh có thành tích gì nổi bật.
Ngoài ra, việc chọn môn học ở trung học vừa cho thấy khả năng vừa thể hiện sự nổi bật. Học sinh Việt Nam học hoàn toàn các môn theo thời khóa biểu nên sẽ không nói lên được điều gì. Nhưng nếu học trường quốc tế, việc chọn học IB (Tú tài quốc tế), Alevel hay chọn môn AP (chương trình xếp lớp nâng cao) sẽ được đánh giá cao.
Điểm điểm chuẩn hóa SAT/ACT cũng là hai phần không thể thiếu khi đánh giá theo tiêu chí này.
Tiếp đó, trường xem xét đến tầm vóc của trường trung học – nơi ứng viên tốt nghiệp. Ông Trung chia sẻ ở Việt Nam, một số trường như THPT Hà Nội – Amsterdam, Sư phạm, Ngoại ngữ, Phổ thông Năng khiếu TP HCM, Trần Đại Nghĩa… là những trường được ban tuyển sinh của các đại học Mỹ biết tới.
“Họ không hẳn đánh giá cao hơn nhưng tin tưởng học sinh những trường này vì các em phù hợp với việc tiếp thu khiến thức ở Mỹ và có khả năng hòa nhập tốt”, ông Trung nói.
Uy tín của giáo viên cũng quan trọng không kém. Ông Trung cho biết nếu giáo viên có tên tuổi, từng là cựu sinh viên đại học đó. Hoặc có công trình nghiên cứu nổi bật viết thư giới thiệu cho học sinh là một điểm cộng.
Buổi lễ tốt nghiệp tại Đại học Harvard
Độ sâu
Điều này thường thể hiện qua việc ứng viên theo học các lớp học nâng cao AP. Nó cho thấy ứng viên mong muốn và chuẩn bị sẵn sàng cho việc học đại học. Nếu có định hướng này, ông Trung khuyên ứng viên đăng ký một số môn khoa học. Đạt điểm 4/5 trở lên để có lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, ban tuyển sinh cũng nhìn vào các giải thưởng. Hoặc những khóa học ngắn hạn ở nước ngoài của ứng viên. Họ còn xem hoạt động ngoại khóa mà ứng viên kê khai có phù hợp với ngành học mà ứng viên muốn theo đuổi hay không.
Hiểu biết rộng
Ông Trung nói các đại học muốn tìm ứng viên toàn diện, hiểu biết nhiều lĩnh vực nhất. Để có thể vừa làm chuyên môn tốt, vừa đóng góp cho xã hội. Do vậy, độ sâu rộng, uyên bác trong kiến thức của bạn sẽ là điểm cộng.
Ông Trung cho biết trong tuyển sinh có mô hình 5-3-2. Trong đó, 5 yếu tố được đánh giá ban đầu là Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, tiếng Anh và ngôn ngữ phụ.
“Bạn phải thể hiện là người giỏi 5 môn này. Lý tưởng nhất là như vậy”, ông nói, cho biết với sinh viên quốc tế, tiếng Anh là ngôn ngữ phụ nên ứng viên chỉ cần cho thấy mình giỏi bốn môn còn lại.
Ở Việt Nam, hiện học sinh phổ thông được lựa chọn một số môn học phù hợp với định hướng nghề nghiệp. Vì thế, có em học Toán, Văn, Anh, bỏ qua Lý, Hóa (Khoa học tự nhiên). Ông Trung cho rằng đó là điều hạn chế song các em có thể khắc phục. Bằng cách học các môn AP, các khóa online trên Coursera để nhà tuyển sinh có thông tin đánh giá.
Ba yếu tố tiếp theo là Văn, Sử, Địa (Liberal 3). Chuyên gia giáo dục cho hay triết lý giáo dục của Mỹ là khai phóng. Trong hai năm đầu đại học, dù học bất kỳ chuyên ngành nào, sinh viên cũng phải theo giáo trình chung gồm nhiều môn tổng quát. Do vậy, dù theo ngành Kỹ thuật nhưng ứng viên thể hiện có nền tảng Văn, Sử, Địa thì sẽ là điểm cộng.
“Đây là điểm mạnh nên có”, ông Trung khuyên.
Điểm quan trọng tiếp theo là Extra 2. Ban tuyển sinh sẽ đánh giá cao nếu ứng viên thể hiện được khả năng nghiên cứu. Hay làm dự án và có những môn học thiên về xã hội, cộng đồng, giúp đỡ người nghèo.
Xu hướng học tập
Tiêu chí đánh giá cuối cùng là sự biến động trong điểm số của ứng viên.
“Tốt nhất là tăng đều, ví dụ 9,2 (lớp 9), 9,3 (lớp 10) và 9,4 (lớp 11). Điểm số duy trì ở mức cao, năm nào cũng đạt 9,3, cũng được nhưng nguy hiểm nhất là đi xuống”, ông Trung cho hay.
Nếu điểm trung bình học tập đi xuống đáng kể, bạn cần phải có một bài luận phụ để giải thích rõ tại sao. Ông Trung từng gặp nhiều hồ sơ ứng viên nộp nguyên bảng điểm mà không giải thích.
“Bạn nên nhớ trong bộ hồ sơ của Mỹ có bài luận phụ. Đó là bài luận để nếu hồ sơ có thiếu sót về nội dung, điểm số. Bạn sẽ sử dụng để trình bày lý do”, ông Trung lưu ý.
Ngoài các yếu tố học thuật nói trên. Ông Trung lưu ý ứng viên chú ý đến các hoạt động bên ngoài nhà trường và thư giới thiệu của người hướng dẫn.
Kỳ tuyển sinh sớm Early Decision (ED) của các đại học Mỹ đã bắt đầu.
Hạn chót thường rơi vào ngày 1/11 hoặc 15/11.
Ứng viên nhận thông báo kết quả vào đầu hoặc giữa tháng 12.
Xem thêm các tin tức về các trường đại học trên thế giới trên Website Tin du học