Một cuộc khảo sát gần đây cho biết các du học sinh đang sống tại Úc hiện rất chật vật. Trước mức sống cao ngất ngưởng là một trong những mặt trái của du học Úc.
Du học sinh ở Úc vật lộn vì giá cả tăng
Khi nhận được học bổng tiến sĩ từ một trường danh tiếng tại Úc. Du học sinh Julien không nghĩ có ngày anh rơi vào cảnh vô gia cư & phải sống trong dịch bệnh.
Đại dịch COVID-19 xảy đến, buộc anh phải gia hạn thời gian theo học tại đây. Tiền học bổng cũng vì đại dịch mà “bay sạch”. 8 tháng sau đó, anh đã phải sống lang bạt vì không đủ tiền thuê nhà hay mua thức ăn.
Khi đại dịch, sinh viên quốc tế không nhận được bất kì sự hỗ trợ nào của Chính phủ Úc. Nhưng được phép làm việc 40 giờ/tuần. Trên thực tế, số giờ làm việc nhiều như vậy là không thể đối với một du học sinh.
>>> Đọc thêm: Vì sao Úc siết quy định với sinh viên quốc tế
Dù đã có công việc ổn định, nhưng mức thu nhập này không đủ chi trả tiền thuê nhà. Các chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt, bảo hiểm y tế ở nước ngoài, thực phẩm, thuốc men. Đây là kết quả khảo sát hơn 60 sinh viên quốc tế tại Melbourne vào năm ngoái.
Kết quả cho thấy họ đang phải gánh trên vai các chi phí sinh hoạt ngày càng tăng. Trong khi chi phí đi lại thì quá cao & gặp khó khăn trong học tập và làm việc. Gần một nửa trong số đó rơi vào tình cảnh thiếu lương thực tại Úc.
Tiến sĩ Beatriz Gallo Cordoba, cho biết bà bị sốc khi biết tình cảnh của những người khảo sát.

Lạm phát và chi phí sinh hoạt tại Australia dự báo tăng cao khiến du học sinh Úc lao đao.
Du học sinh được làm thêm tối đa 48 giờ/2 tuần
Vật giá leo thang và việc giới hạn giờ làm thêm gây lo ngại tài chính với du học sinh. Mặc dù chính phủ Úc đã tăng từ 40 lên 48 giờ mỗi 2 tuần. Tuy nhiên, nhiều du học sinh cho rằng, giới hạn này vẫn chưa đủ
Trong cơn túng quẫn, thay vì nhận được sự giúp đỡ, họ lại thường bị bủa vây sự kỳ thị, nên buộc phải chật vật tìm cách giải quyết trong thầm lặng & dẫn đến kết quả học tập cũng như sức khỏe đi xuống.
“Sẽ có khó khăn không thể tránh khỏi khi mới sang du học, và chúng tôi đã hạn chế những trải nghiệm xấu nhất. Các trường đại học cần có trách nhiệm hỗ trợ, nhưng họ cũng không thể gánh vác việc này một mình”, bà Cordoba chia sẻ.

Theo Bộ di trú Úc, du học sinh sẽ được làm thêm tối đa 48 giờ mỗi hai tuần. Chính sách mới sẽ có hiệu lực từ ngày 01/07/2023
Với giá thuê cao ngất trời & cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, giáo sư Lucas Walsh cho biết với tình hình này khó có thể cải thiện trong thời gian ngắn.
Ông nói: “Sinh viên quốc tế là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch & ảnh hưởng sẽ còn kéo dài”.
Chia sẻ với báo Tin du học, bạn Đoàn Minh Nhi (22 tuổi, du học sinh đang học tại Trường Đại học Monash) cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Với mức sống như hiện nay, cô chỉ có thể thuê nhà ở vùng ngoại ô, mỗi lần đi học hay vào khu trung tâm thì phải mất 1, 2 tiếng đi tàu
“Kể từ sau khi đại dịch bùng phát, giá thuê nhà tại Úc tăng cao ngất ngưởng. Khoảng từ 500-550 AUD (7,6 – 8,5 triệu đồng) hoặc có thể lên tới 700-800 AUD (10,7 – 12 triệu đồng) thì mới có thể tìm được nhà ưng ý, gần trung tâm & trường học”, cô bạn chia sẻ.